Thi công alu | tổng quan về tấm alu
Alu là gì?
Alu (Aluminium composite panels) là một tấm ốp hợp kim nhôm nhựa bề mặt bóng, mịn, nhẹ (34% so với thép), cứng, bền, kháng mòn, chống oxi hóa. Thi công alu có thể nhanh chóng là nhờ các đặc tính của alu (uốn cong, uốn góc, cắt, xẻ rãnh), hạn chế truyền âm và cách nhiệt (3-4 lần so với thép), chịu nhiệt từ 50-80(40 năm ngoài trời), màu sắc đa dạng, có khoảng 30 màu.
Tên gọi: Có khoảng 30 tên gọi cho sản phẩm này: alcopanel, alumech (Hàn Quốc), alucobond (Đức), alpolic (Nhật), haida, alucobest (Trung Quốc), alucowork, alucolic…
Các loại cải tiến như:
- Alu PVDF hay có nơi gọi là Alucacbon, dày 4-5mm, độ nhôm 0.2-0.5, có lớp nhựa phủ fluorocarbon KYNAR-500 hay PVDF trên bề mặt của tấm nhôm, cung cấp nhiều tính năng ưu việt như kháng UV, và những thuộc tính khác.
- Alu PE dày 3.0mm.
- Alu ZEZ
Tấm Alu thông thường dày 4mm, có loại 3.6mm, được ghép bởi 2 tấm nhôm chống ăn mòn 0.5mm, với lõi giữa là nhựa chống cháy (thermoplastic polyethylene) dày 3mm, (chi tiết xem Phụ lục.)
Phân loại: Có 2 loại, loại dùng trong nhà và ngoài trời.
Ứng dụng: không chỉ dùng để ốp mặt tiền, đóng trần nhà mà còn làm vách ngăn, mái đón, mái trang trí, mái che, ốp cột, lá sách, tủ, quầy, bàn ghế hay bảng biểu quảng cáo ( thi công alu trong nhà và ngoài trời).
Kinh nghiệm: Trời nắng thì mát, không hề hấn gì nhưng cần phải thi công chuẩn xác, bịt thật kín các ron (joint) để nước mưa không lọt vào khung sắt bên trong dễ gây hư sét”.
Phương pháp thi công alu:
Phương pháp gấp hộp:
Ưu điểm: Hệ số an toàn cao nhất, dễ dàng chỉnh sửa, thay thế.
Nhược điểm: Khó thi công, hao phí nhân công, vì vậy ít được nhà thầu sử dụng
Cấu tạo khung xương
Khung xương thi công alu.
Gấp tấm:
Sau khi gia công xương chịu lực chính, trên cơ sở thiết kế đường roan gia công khung chịu lực phụ.(Make holes in the wall by drill – Anchor bolt put in the wall – A truss is fixed on the angle by welding – Fasten a bolt with a nut and washer)
Các khung chịu lực phụ sau khi gia công xong được bắt vào khung chịu lực chính để căn chỉnh chính xác vị trí từng tấm.
Drawing&Marking: tốp thợ tháo từng khung sườn đỡ tấm và tiến hành đo lấy kích thước để gấp tấm.
Cutting : trên cơ sở tấm nguyên khổ người thợ tiến hành rọc lấy tấm thành phẩm có kích thước theo đúng yêu cầu bằng máy rọc tấm.
Grooving: Sau khi có tấm thành phẩm người thợ tiến hành phay tấm (tạo đường rãnh để gấp tấm). Nếu kích thước giống nhau có thể dùng máy kẹp bàn để phay, nhưng thông thường các kích thước tấm có sự sai khác ít nhiều nên người thợ sử dụng máy phay cầm thay để phay.
Corner cutting&folding: to make Aluminium tray panels
Caulking
Drilling&Riveing
Sau khi gia công gấp tấm xong tiến hành liên kết tấm vào sườn đỡ tấm bằng liên kết rivet và silicol sau đó mang tấm ra lắp lại vị trí cũ (Silicon sealant are used to caulk horizontal & vertical joints.)
Bơm keo:
Sau khi đặt tấm ổn định vào khung (khoảng cách giữa các vách liên kết giữa khung sườn vào khung chịu lực chính <60cm 1 vách)
Tiến hành vệ sinh đường roan, lắp đường roan lót ở trong và tiến hành dán băng keo giấy chống lem keo và tiến hành bơm keo.
Công đoạn bơm keo có dội thợ chuyên trách đảm nhận
Phương pháp phay bat + bấm rivet:
Ưu điểm: Đây là phương pháp thông dụng được hầu hết các đơn vị thi công, phương pháp này dễ thi công, ít hao tốt vật tư nhân công
Nhược điểm: tuổi thọ không cao do:
- Liên kết giữa các lớp trong tấm Aluminium liên kết keo gia nhiệt, việc sử dụng liên rive sau khi đã phay đi ½ tấm sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực, quá trình sử dụng dưới tác động của tải trọng gió, dưới tác động nhiệt, ăn mòn của môi trường sẽ làm hỏng liên kết giữa các lớp trong tấm gây hiện tượng “phồng” tấm sau 1 thời gian sử dụng.
- Đường keo tạo roan trong phương pháp này quá mỏng nên dưới tác động của môi trường rất dễ bị bong tróc tạo điều kiện để gió lùa vào giữa hai tấm làm giảm khả năng chịu lực.